Mất ngủ

Một đêm mất ngủ vậy thôi

Hai đêm cũng vậy chưa thôi trọc trằn

Ba đêm giấc ngủ khó khăn

Bốn đêm tưởng ngủ họa hoằn lại mơ

Năm đêm nhắm mắt làm ngơ

Sáu đêm thao thức làm thơ trải lòng

Bảy đêm suy nghĩ lòng vòng

Tám đêm trăn trở quay vòng trong chăn

Chín đêm vẫn thấy khó khăn

Mười đêm chỉ biết hắt gằn trong tim.

Đã hơn sáu tháng im lìm

Cớ sao lửa cháy khó tìm lối ra.

Nỗi đau trong ngực mình ta

Người ta vẫn thế, hả hê ngời ngời.

Ngửa mặt lên hỏi ông trời

Ông hay, ông biết, trả lời đi ông.

Ông trời ông có mắt không?

Đã quá lâu rồi không còn nhớ cảm giác của một giấc ngủ ngon, vô ưu, vô tư. Giấc mơ đẹp trở thành một điều gì đó quá xa vời. Còn lại là ba phần mất ngủ, bảy phần gặp “ác mơ”.

Xưa không có nỗi đau nào giống nỗi đau mất nước. Nay không có mối hận uất nào bằng nỗi hận uất đạo đức, nhân nghĩa bị chà đạp. Sống giữa một thế kỷ văn minh, người ta không chọn cách đọa đầy bằng thể xác mà bằng silent treatment (Đọc thêm ở Vietcetera để biết thêm định nghĩa). Một thứ “hình phạt” tuyệt hay dành cho những kẻ đi bắt nạt kiểu bày đàn.

Bài thơ thứ 17.

Nhân một ngày trong trăm ngày mất ngủ.

14.10.2023

#kc

Groundhog Day (1993)

What would you do if you kept living the same day over and over again?

The movie is about a man who was trapped in a time loop. He had to live one day, over and over again. Nothings changed, but only he remembered that he had lived this day before.

So the question for the man (Phil Connors) and for all of us was: what would you do with that unlimited but limited time?

Firstly, stop living by the rules. Because there was no tomorrow, there wouldn’t be any consequences. When I was small, I used to wish I have a superpower that can stop time. Then I would go to the store and take the cash from the counter or eat all the food I want. I thought about it a lot, especially when I wanted to buy something or when I was hungry. Of course, it was not like my life was lacking anything. It was just I had always wanted more.

Image result for groundhog day

Secondly, take advantages of repeated information. Because nothing changed after a day, only you would remember what has happened. That gave you the advantages when standing in front of other people. Phil did. He used it to flirt with a girl and had sex with her. That could work. But he failed when he tried to use that to get the woman he loves. Love isn’t created that way. And love cannot come in a day. That made me remember all the times I think I fell for somebody so hard, so quickly but those feelings faded so fast.

Thirdly, realize the truth and fall into despair. This is the only consequence Phil had to face but it was the hardest. Just like Phil, there are many times in my life I realize, what come fast, for 90%, will leave fast. Love, work, … If it did not leave, it gave me disappointment, sadness or sorrow. Then I want to quit, to stop everything even the life I was given.

Image result for groundhog day

Fourth, take a deep breath and talk to somebody, thoroughly. It took me 22 years to realize what I was dealing with and what was my true problem. It took me 22 years to start excepting life the way it is. But it is always good to talk to somebody.

Five, slow down and enjoy the moment. In the end, Phil started using his time to learn to play the piano, read books, save and help a bunch of people. That made me think. Recently I had another wish. I wish that I had all the time in the world where I can take time to read all the books, learn to play a musical instrument and may be planting trees. Only when we really devote our minds into learning, our souls will be fulfilled.

When I see Groundhog Day, I can easily relate it with myself. That is how I love movies made in the 90s. The plot was close to life but dramatic enough to draw attention.

This is absolutely a worth-watching movie,.

IMDb: 8/10

Roger Ebert: 4/4

Metacritic: 72%

#kc #artreview

August 10th, 2018

6 Below: Miracle On The Mountain

Thêm một câu chuyện mắc kẹt chốn hoang vu. Thêm một nhân vật trong cuộc chiến dai dẳng với chính mình.

Có lẽ thành công của 127 Hours vào năm 2010 khiến các nhà làm phim Hollywood nhầm tưởng rằng vẫn có thể khai thác được một bộ phim vè chủ đề tai nạn thám hiểm một lần nữa. Nhưng vầng hào quang đó đã là của 7 năm về trước và nếu thực sự muốn gây dựng lại thì nhà sản xuất và đạo diễn sẽ cần đầu tư hơn nữa cho kịch bản.

Câu chuyện của 6 Below là câu chuyện của Eric, một cựu vận động viên hockey có quá nhiều vấn đề với bản thân: một tuổi thơ không hạnh phúc, một sự nghiệp chưa lên đã ngã và bản thaan đang phải đối mặt với việc nghiện ngập.

Giống hệt như Aron của 127 Hours, Eric quyết định có một chuyến snow boarding một mình lên núi tuyết, đương nhiên không báo tin cho một ai và cuối cùng thấy mình mắc kẹt chốn hoang vụ. Câu chuyện còn lại là chuộc chiến sinh tồn của Eric để tranh giành lấy sự sống trong hơn 8 ngày cho đến khi được giải cứu.

 

Và nội dung của bộ phim thực sự chỉ có vậy. Ít nhất Aron trong 127 Hours còn mất một cánh tay, chứ Eric của 6 Below thì chẳng mất gì!

Nói một cách nhẹ nhàng hơn thì cách triển khai mạch chuyện của 6 Below quá đơn giản và dễ đoán. Thay vì để người xem tự cảm nhận và cùng trôi theo những dòng ký ức miên man của nhân vật chính thì bộ phim cứ nói thẳng một mạch các vấn đề mà Eric đang gặp phải. Và vì thế, hết lần này tới lần khác, khán giản chẳng có lấy nổi một bí ẩn để tò mò.

6-Below-new-Poster

Đối với tôi, sau gần 100 phút chiều dài đọng lại chỉ là sự khâm phục với bản năng sinh tồn của người Mỹ (dù phim hay hay dở thì họ luôn cho thấy một nền giáo dục văn minh được thể hiện bằng những kĩ năng thành thục để tồn tại trong tự nhiên; điều mà người Việt chúng ta còn thiếu nhiều lắm).

Thêm vào đó là sự đồng cảm với một tâm hồn cô đơn. Tôi không nói rằng nam diễn viên chính diễn đạt hay kịch bản của 6 Below có đủ khả năng truyền tải điều đó tới người xem. Chỉ đơn giản là tôi thấy tôi cảm nhận được sự cô đơn và bất lực ấy, nỗi tuyệt vọng ấy, khi mà chúng ta lựa chọn một hành động khác, một trạng thái khác để quên đi những suy nghĩ tối tăm đang có trong đầu mình. Nhưng đó chỉ là cảm nhận mà thôi.

ac12-movies-6-below04

Diễn viên chính trong phim là Josh Hartnett. Một cái tên nghe thì lạ nhưng nhìn thì sẽ thấy quen quen. Chắc chắn đây là một nỗ lực để khẳng định tài năng diễn xuất của Josh hanh những diễn viên bị cộp mác hành động – giả tưởng khác. Giả thuyết này càng được củng cố hơn khi tôi nhìn thấy tên của Josh trong danh mục nhà sản xuất.

Không thể phủ nhận Josh đã rất nỗ lực trong vai trò diễn viên chính và của 6 Below. Nhưng chỉ nỗ lực thôi cũng chưa đủ để khỏa lấp những khoảng trống quá lớn của những lỗ hổng kịch bản.

Bộ phim được ra mắt vào ngày 13/10/2017 và cho đến nay sau hơn 10 ngày đã thu về được gần 60,000 USD. Âu đó cũng là kết quả hợp lý đối với chất lượng của phim. Không sao Josh ạ, đường còn dài!

IMDb: 5.6

Rotten Tomatoes: 21%

#kc #artreview

 

Làm Thế Nào Để Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng Trong Kinh Doanh?

Khách hàng luôn mong muốn được sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ có tính tiện ích lớn và tốc độ cao. Những trải nghiệm tuyệt với mà họ có được khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ sẽ khiến họ trở thành khách hàng trung thành đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp rất khó có thể đạt được điều này, đặc biệt là trong thời đại mà công nghệ đang phát triển một cách chóng mặt. Sự ra đời của những công nghệ mới như điều khiển bằng giọng nói hay trí tuệ nhân tạo (AI) khiến cho thách thức này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Gần đây, Google đã hợp tác với eConsultancy để giải mã bí kíp thiết kế trải nghiệm khách hàng thành công của các doanh nghiệp lớn. Bài nghiên cứu này đã thu thập thông tin từ các cuộc phỏng vấn của hơn 500 nhân viên marketing (marketer) tại các công ty Bắc Mỹ có doanh thu lớn hơn 250 triệu USD. Các doanh nghiệp này được chia thành 2 nhóm lớn:

  • Leading companies là nhóm các công ty có kết quả kinh doanh vượt trội so với kế hoạch trong năm 2016.
  • Mainstream companies là nhóm các công ty còn lại.

Nghiên cứu này cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm này, đặc biệt nằm ở cách giải quyết vấn đề của các marketer, trong đó có:

  • Nhận ra giá trị của việc tổ chức các bộ phận (team) liên quan cùng làm việc và hướng đến khách hàng.
  • Sử dụng nhiều nguồn số liệu để nghiên cứu và cải tiến trải nghiệm người dùng
  • Hiểu được ảnh hưởng của tốc độ trong kinh doanh và cách sắp xếp nhân sự và thông tin để hỗ trợ.

1076-Mobile-Brand-Experience-eConsultancy-01.width-1000

Nhân viên marketing của các leading companies (leading marketer) thường đầu tư vào trải nghiệm khách hàng nhiều gấp 3 lần so với nhân viên marketing của các mainstream companies (mainstream marketer)

CÁC CÔNG TY ĐANG ĐẦU TƯ VÀO TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TRÊN ĐIỆN THOẠI NHƯ THẾ NÀO?

Đâu là từ có thể miêu tả sự đầu tư của công ty bạn vào trải nghiệm khách hàng trên điện thoại trong năm 2017?” (Mainstream vs. Leaders)

1076-Mobile-Brand-Experience-eConsultancy-02_.width-1000

Capture

Cột 1:

Tăng trưởng chóng mặt

Không có thay đổi đáng kể

Giảm mạnh

Cột 2:

Tăng tương đối

Giảm nhẹ

Không có số liệu

Xây dựng một bộ máy cùng làm việc hướng đến khách hàng

Các leading marketer hiểu rằng trải nghiệm trên điện thoại là yếu tố mấu chốt cho sự tăng trưởng. Họ đầu tư để phát triển mảng này nhiều gấp 3 lần so với mainstream marketer. Và cũng chính vì thế mà họ đạt được sự tăng trưởng về lợi nhuận rõ rệt.

Đa phần các công ty hiện nay chỉ hướng đến kinh phí quảng cáo (media budget) khi làm việc. Hành trình trải nghiệm của khách hàng được chia ra thành từng phần nhỏ được phụ trách bởi các bộ phận riêng. Team digital phụ trách về trải nghiệm số (digital experience), đội bán lẻ giám sát trải nghiệm tại cửa hàng và đội developer sẽ phụ trách các ứng dụng. Vậy ai sẽ là người tập hợp và xâu chuỗi tất cả các trải nghiệm thành một khối thống nhất?

Một số nhỏ các công ty đạt được thành công là nhờ xây dựng mô hình nhân sự tập trung vào khách hàng và hành trình trải nghiệm của họ. Họ hướng tới việc sử dụng tất cả các bộ phận như một khối thống nhất để đáp ứng nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên mọi kênh bán hàng và thiết bị. Khách hàng được đặt là trọng tâm trong suốt quá trình kinh doanh từ khâu kế hoạch đến khi kết thúc là sản phẩm cuối cùng.

1076-Mobile-Brand-Experience-eConsultancy-03.width-1000

“Gần 90% leading marketer thừa nhận mình đang xây dựng một đội ngũ để giải quyết vấn đề và nâng cao trải nghiệm của khách hàng từ đầu đến cuối hành trình sử dụng sản phẩm trên mọi kênh bán hàng và thiết bị.”

Sử dụng số liệu và công nghệ để cụ thể hóa trải nghiệm của từng khách hàng

Sự thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và việc cung cấp các giải pháp nâng cao trải nghiệm trong suốt quá trình sử dụng chính là yếu tố mấu chốt cho sự phát triển trong kinh doanh. Cụ thể hơn thì điều này chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có thể tiếp cận và có sự phân tích đúng đắn dành cho các số liệu liên quan đến khách hàng. Số người tin tưởng vào điều này trong nhóm leading marketer nhiều hơn 39% so với nhóm mainstream marketer.

Các số liệu cơ bản có thể tự khai thác như lịch sử thanh toán của khách hàng rất có ích đối với leading marketer. Từ những số liệu này họ có thể tạo ra content, sản phẩm hay dịch vụ độc nhất dành cho khách hàng của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể bổ sung thêm các thông tin được cung cấp bởi các đối tác khác để có được bức tranh toàn cảnh về khách hàng. Đây chính là chìa khóa dẫn đến các lợi ích trong kinh doanh.

Việc sở hữu một khối dữ liệu quá lớn cũng có thể là một thử thách đối với các marketer bởi sẽ rất khó để rút ra được những kết luận chính xác sau khi phân tích. Vì thế leading marketer sẵn sàng đầu tư vào các công cụ xử lý dữ liệu, ví dụ như các phần mềm dự đoán về nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp ngày càng dựa vào công nghệ để phân tích và ứng dụng số liệu. Từ nội dung email, ứng dụng điện thoại cho đến hệ thống mua hàng trực tuyến đều được các marketer tìm cách để tìm ra các kết luận có liên quan đến khách hàng.

Đầu tư vào tốc độ

Khách hàng không có tính kiên nhẫn và đó là điều rất dễ hiểu. Còn công nghệ lại giúp các doanh nghiệp cung cấp các trải nghiệm nhanh chóng và kịp thời tới khách hàng. Chính vì vậy tốc độ của ứng dụng điện thoại trở thành mục tiêu cạnh tranh của các thương hiệu. Tốc độ còn là vấn đề của developer hay marketer nữa mà là vấn đề của cả bộ máy kinh doanh. Và doanh nghiệp nào thấu hiểu được tầm ảnh hưởng của tốc độ sẽ gặt hái được nhiều lợi ích trong kinh doanh.

93% leading marketer cho rằng việc tăng cường tốc độ cho mobile site và app sẽ giúp họ nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Tốc độ được đặt lên là ưu tiên hàng đầu để nâng cao trải nghiệm đối với điện thoại di động . Và họ rất quan tâm đến các số liệu thời gian tải trang cà thời gian chuyển đổi. Ngoài ra việc tư duy để sắp xếp các nguồn lực để đạt được điều này cũng rất quan trọng. Bởi vì thế số lượng marketer đầu tư vào công nghệ cải thiện tốc độ của site và app của leading companies nhiều hơn 31% so với mainstream company.

Biên dịch: Hien Anh Do

Nguồn: thinkwithgoogle.com

After All

If there’s a question i must answer

After all what do i get?

Not pain, not hate, not regret

Just big lessons and a faithful smile.

Now I’ve touched my deepest soul

Forgive them all and let things go

Taking life as it is, sometimes sour, sometimes sweet

Just be patient and time will show.

.

The twelve poem

#kc

10.05.2017